Whitepaper là gì? Làm sao để “săn” Crypto tiềm năng!

Hiểu và phân tích Whitepaper hay sách trắng là một kĩ năng quan trọng cần có của mọi nhà đầu tư. Bước chân vào thế giới của crypto, bạn sẽ thấy thuật ngữ blockchain này được nhắc tới rất nhiều nhất là khi tìm hiểu và đầu tư vào các dự án Initial Coin Offering (ICO) – đợt phát hành coin đầu tiên.

Vậy Whitepaper là gì và làm sao để tìm được những dự án Crypto chất lượng nhờ vào sách trắng? Bài viết này của Metawork sẽ giúp các bạn có một cái nhìn tổng quan về thuật ngữ blockchain vô cùng quan trọng này.  

Whitepaper là gì?  

Whitepaper – Sách trắng là gì?

Whitepaper hay sách trắng là những tài liệu thông tin được phát hành bởi các tổ chức phi lợi nhuận hoặc công ty nhằm quảng bá và cung cấp thông tin, mục đích của một dự án. Đăc biệt trong lĩnh vực Crypto, whitepaper là nơi cung cấp thông tin về công nghệ, mục đích và mục tiêu của những dự án ICO. Whitepaper thường chứa bảng mô tả chi tiết về cấu trúc hệ thống và sự tương tác của nó với người dùng. Ngoài ra, tệp này còn cung cấp danh sách các thành viên trong nhóm dự án, nhà đầu tư và cố vấn. Các nhà đầu tư có thể tìm hiểu thêm thông tin tổng quan về dự án tiền điện tử qua Whitepaper trước khi quyết định có nên đầu tư vào dự án hay không.  

Nếu một dự án ICO được giới thiệu mà không có một bản Whitepaper rõ ràng và minh bạch thì bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi tham gia đầu tư vào dự án đó!

Một bảng Whitepaper gồm có những gì?  

Nội dung của Whitepaper

Trong mọi dư án Crypto luôn cần phải có một Whitepaper cụ thể, chi tiết và có chuyên môn sâu. Bởi lẽ whitepaper được coi là bộ mặt của cả dự án. Một whitepaper chuyên nghiệp, nhà phát hành mới thuyết phục được nhà đầu tư.

Viết một bản whitepaper không hề dễ dàng, đòi hỏi người viết cần phải có kiến thức chuyên môn cao bao quát toàn bộ dự án như:

  • Marketing
  • Kinh tế Token
  • Hệ thống Blockchain
  • Kiến thức chuyên môn cực cao trong lĩnh vực mà dự án đó muốn hướng đến.

Những đầu mục quan trọng trong Whitepaper 

Một Whitepaper được cho là chuyên nghiệp và đủ sức hút sự với các nhà đầu tư thường đề cập thêm một số nội dung sau:  

  • Tổng quan về thị trường tiền ảo và công ty muốn gia nhập.  
  • Công ty đang đề xuất giải quyết vấn đề gì? 
  • Mô tả chi tiết và đầy đủ về cấu trúc hệ thống.  
  • Phương pháp tương tác giữa người dùng và hệ thống.  
  • Giới thiệu chung về nhóm thực hiện dự án và chuyên môn.  
  • Thông tin về vốn hóa và tốc độ tăng trưởng.  
  • Bảng kế hoạch và các danh sách các đối tác hiện có.  
  • Các điều kiện và điều khoản liên quan đến việc sử dụng token. 
  • Các đặc điểm và quan điểm triết lý tạo nền tảng cho công ty.  

Ví dụ về sách trắng 

Whitepaper đầu tiên trong giới Crypto

Bản Whitepaper đầu tiên trong thị trường cryptocurrency mang tên “Bitcoin: A Peer-to-peer Electronic Cash System” được viết và tạo ra bởi một nhà sáng lập ẩn danh Satoshi Nakamoto. Phát hành vào năm 2018, bản sách trắng này tương đối ngắn so với tiêu chuẩn hiện tại trong giới cryptocurrency. Chỉ vỏn vẹn với 9 trang cùng 12 đầu mục, phần mở đầu của chiếc sách trắng này tập trung phân tích những điểm yếu của hệ thống đồng tiền thông thường, và phần còn lại đi sâu vào phân tích và giải mã hệ thống, tính năng, các vận hành và công nghệ của Bitcoin. 

Mặc dù, trên thị trường đã xuất hiện vô số những Whitepaper lớn nhỏ, nhưng bản sách trắng của Ethereum (CRYPTO:ETH) vẫn được coi là bản mẫu quan trọng nhất. “Ethereum: A Next-Generation Smart Contract and Decentralized Application Platform” được viết bởi Vitalik Buterin vào năm 2014. Platform Blockchain của Ethereum linh hoạt hơn so với Bitcoin khi nền tảng này có khả năng chạy smart contracts cùng một bản sách trắng đầy đủ và chi tiết hơn rất nhiều. Whitepaper của Ethereum có 36 trang giải thích các tính năng độc đáo mà nó cung cấp, bao gồm nhiều dịch vụ phi tập trung như ứng dụng tài chính phi tập trung – Decentralized Finance (DeFi) hoạt động như một giải pháp thay cho tài chính truyền thống – Centralized Finance (CeFi).  

Ngoài ra, để có thêm kiến thức cần thiết khi tìm hiểu về Whitepaper, các nhà đầu tư còn có thể tìm kiếm thêm thông tin các dự án khác như Quoine, DigixDAO trước khi chọn lọc các dự án tiềm năng.  

Tầm quan trọng của Whitepaper  

Hiện nay, khi các Token mới xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường Crypto, thì tầm quan trọng của Whitepaper càng được đề cao hơn nữa đối với các nhà đầu tư vì chúng có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của các dự án trong tương lai.  

Đối với dự án  

Trước hết, Whitepaper được xem như một công cụ thu hút các nhà đầu tư tiềm năng vào dự án mới hoặc thậm chí là những ý tưởng mới chưa có sản phẩm dịch vụ nào. Việc sử dụng sách trắng sẽ giúp dự án dễ dàng tiếp cận hơn với người dùng nhờ sự bao quát và đầy đủ về thông tin thường có trong mọi Whitepaper. 

Để thu hút cộng đồng và người dùng cho dự án, đội ngũ phát triển của dự án cần đưa ra những lý do rõ ràng để thuyết phục các nhà đầu tư. Mục đích lớn nhất của sách trắng là trả lời câu hỏi dự án là gì, tại sao nó lại hấp dẫn và xứng đáng được đầu tư. Nếu một Whitepaper được thể hiện sơ sài cùng một lộ trình không rõ ràng và phi thực tế, thì dự án đó khó có thể đạt được sự quan tâm và ủng hộ của cộng đồng.  

Hơn nữa, whitepaper còn là phương tiện cung cấp thông tin chính cho cộng đồng đầu tư tiền điện tử. Thông thường một Whitepaper sẽ được đăng tải công khai và chia sẻ rộng rãi khắp cộng đồng trong khoảng thời gian trước khi dự án được chính thức ra mắt. Việc làm này sẽ giúp đội ngũ phát triển thông báo cho các nhà đầu tư về những thông tin quan trọng liên quan đến dự án như thời gian mở bán token, giá token niêm yết và địa điểm mở bán token,… 

Đối với nhà đầu tư 

Vai trò của Whitepaper được ví như một “kim chỉ nam,” nơi chứa tất cả thông tin về dự án. Các nhà đầu tư sẽ không phải mất quá nhiều thời gian và công sức để tìm kiếm thông tin ở các trang khác. Chỉ cần dành thời gian nghiên cứu sách trắng, bạn có thể dễ dàng trả lời được những câu hỏi cốt lõi như dự án là gì, bản chất công nghệ ra sao, vấn đề gì, và giải pháp như thế nào… Và từ đó nhà đầu tư sẽ có một cái nhìn tổng quát trước khi quyết định có nên đầu tư hay không.  

Cách đọc Whitepaper xác định dự án đầu tư tiềm năng  

Trước khi quyết định đầu tư vào bất kỳ dự án nào, thì Whitepaper luôn là một nguồn tin đáng tin cậy mà bạn nên tìm hiểu và nghiên cứu đầu tiên.  

Whitepaper thường rất dài, phức tạp cùng mật độ thông tin vô cùng dày đặc. Vì vậy việc chọn lọc những thông tin cốt lõi để đánh giá là vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số phương pháp và các mục bạn nên tập trung để có thể phân tích một bản Whitepaper một cách hiệu quả nhất.  

Tác giả và thời gian của Whitepaper 

Sự phát triển và biến động không ngừng của thị trường tiền ảo dẫn tới việc những bản Whitepaper cũng được cập nhật thường xuyên. Bạn có thể truy cập website của từng dự án hoặc qua whitepaper.io để tìm đọc, theo dõi và cập nhật thêm thông tin về dự án. 

Khi phân tích một bản sách trắng, một câu hỏi vô cùng quan trọng mà bạn cần phải trả lời được chính là liệu mục đích của dự án có theo kịp các đối thủ cạnh tranh hay không. Cùng đó, hãy kiểm tra thật kỹ liệu có sự thay đổi nào trong đội ngũ phát triển, và tác giả của bản whitepaper bạn đang đọc có phải là người viết những bản trước đây không. Vì những yếu tố này có ảnh hưởng trực tiếp đến lộ trình phát triển của dự án. Các bất đồng quan điểm, tranh chấp giữa đội ngũ phát triển là một trong những xấu hiệu cực kỳ xấu mà bạn nên cân nhắc trước khi đầu tư vào dự án. 

Địa điểm phát triển và đối tác của dự án 

Trong mọi bản Whitepaper sẽ luôn có một mục liệt kê rõ ràng về dự án được phát triển ở đâu và đối tác với ai. Lưu ý nếu một dự án được phát triển tại quốc gia không thực sự ủng hộ hoặc có những quy trình pháp lý phức tạp cho tiền ảo thì bạn cũng nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đầu tư. Sự phức tạp và luật pháp của các quốc gia ấy sẽ khiến cho việc phát hành tiền ảo trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.  

Bên cạnh đó, quan trọng không kém là thông tin về đối tác của dự án. Hãy đọc và đánh giá xem dự án bạn chọn có các đối tác lớn có khả năng phát triển lâu dài hay không. Các đối tác lớn là các công ty hàng đầu, uy tín trên thế giới và có số vốn lớn trên thị trường. Đối tác càng uy tín thì tiềm năng của dự án càng cao.  

Mục đích của dự án  

Mục đích của một dự án sẽ nói lên liệu dự án đó có hấp dẫn và tiềm năng hay không. Khi đọc Whitepaper, hãy phân tích xem liệu mục đích của dự án có đang tập trung giải quyết vấn đề gì không, dự án sau có cải tiến và phát triển gì hơn so với dự án trước hay không. Phần thông tin này sẽ được tìm thấy ở ngay đầu của sách trắng.  

Ngoài ra, bạn nên tìm hiểu kỹ lưỡng xem liệu dự án này được xây dựng dựa trên nền móng của mình hay dựa trên các phiên bản khác nhưng chỉ thay thế tính năng. Một dự án tiềm năng sẽ có mục đích sử dụng hữu dụng trong cuộc sống hằng ngày. Vì vậy khi đọc sách trắng, hãy bỏ thật nhiều thời gian suy nghĩ để đánh giá mục đích của các dự án trước khi quyết định “xuống tiền” bạn nhé.  

Tokenomic của dự án và hình thức gọi vốn ra sao 

Cuối cùng, nếu bạn đang đọc sách trắng cho một ICO trong tương lai, hãy tập trung phân tích “tokenomics” của dự án. Tokenomics là sự kết hợp giữa token và economics, hay còn được hiểu là cách mà nền kinh tế trong dự án vận hành. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới mức độ cung cầu của dự án. Dễ hiểu hơn, khi đọc sách trắng, bạn nên tập trung đến các yêu tố như số lượng sẽ được phát hành, ở mức giá nào và sẽ được sử dụng ra sao. Dưới đây là một số vấn đề bạn cần cân nhắc: 

Giới hạn gây quỹ (Fundraising caps)  

Hãy cân nhắc Hardcap cho dự án là gì? Số tiền tối đa mà dự án sẽ huy động được là bao nhiêu? Giả sử số tiền trị giá 50 triệu đô la là rất cao. Khi đó, số tiền huy động dưới 5 triệu đô la có thể coi là quá nhỏ để dự án thành công. 

Ngoài ra, hãy tìm hiểu kĩ xem giới hạn đầu tư của các nhà đầu tư cá nhân là ở mức nào? Liệu các nhà đầu tư giàu có có thể kiểm soát và thao túng dự án đó hay không? Nếu có thì hãy nhớ là những nhà đầu tư nhỏ lẻ khác cũng sẽ phải tuân theo quyết định của những người chơi “nhiều tiền” này. 

Token được cung cấp ra sao? (Token supply) 

Khi đọc Whitepaper, hãy tự hỏi vậy các token sẽ được cung cấp ra sao? Có bao nhiêu token sẽ được phát hành? Và điều gì sẽ xảy ra với các token chưa được bán trong đợt bán cộng đồng? Hãy cân nhắc xem chúng sẽ rơi vào trường hợp nào sau đây: 

  • Burned— bị phá hủy vĩnh viễn, làm giảm tổng nguồn cung? 
  • Được giữ bởi công ty? 
  • Được phân phối theo một cách khác? 

Mỗi trường hợp đều có những tác động mạnh mẽ đến tổng nguồn cung và sự lưu thông của các token, vì vậy nắm chắc dự định của dự án đối với những token không được bán là điều vô cùng quan trọng. 

Phương thức sử dụng vốn của dự án (Use of funds)  

Hãy tìm hiểu xem số vốn huy động của dự án sẽ được sử dụng và phân bổ ra sao cho những mục sau:   

  • Phát triển sản phẩm 
  • Chi phí tiếp thị 
  • Chi phí hoạt động 
  • Quan hệ đối tác chiến lược 
  • Phí pháp lý và tuân thủ 
  • Tiền thưởng cho người sáng lập và nhà phát triển 

Hãy đảm bảo rằng tất cả các chỉ số này đều được trình bày rõ ràng và minh bạc trong sách trắng. 

Kết luận  

Hiểu và biết cách phân tích Whitepaper là một kỹ năng cần thiết mà các nhà đầu tư nên trang bị trước khi quyết định xuống tiền đầu tư vào bất kỳ mã crypto nào. Hy vọng với bài viết này Metawork sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc tiếp cận thuật ngữ blockchain vô cùng quan trọng này. Cùng theo dõi Metawork để được cập nhật thêm thật nhiều thông tin bổ ích về các thuật ngữ blockchain bạn nhé.  

 

meta_admin: