DeFi là gì?- Thuật ngữ Blockchain bạn nên biết!

Bước chân vào thế giới muôn màu của blockchain, bạn sẽ không khó bắt gặp thuật ngữ DeFi đang được sử dụng rộng rãi trên mọi nền tảng và diễn đàn. Với sức phủ sóng của blockchain – xu hướng mới của thời đại, chắc hẳn bạn cũng tự hỏi DeFi là gì? – Thuật ngữ Crypto bạn nên biết. Bài viết này Metawork sẽ giúp bạn hiểu tất tần tật về thuật ngữ DeFi cũng như lý do tại sao DeFi được chú ý đến thế!

DeFi là gì? Thuật ngữ Blockchain

DeFi là gì – Định nghĩa của DeFi

DeFi được viết tắt của từ Decentralized Finance (tài chính phi tập trung hay tài chính mở). Trong DeFi – nền tài chính phi tập trung, các tổ chức, thị trường tài chính và các công cụ được quản lý và điều hành phi tập trung. Đây là thuật ngữ được dùng để chỉ các ứng dụng tài chính được xây dựng trên Blockchain. Dễ hiểu rằng, DeFi tận dụng sức mạnh sự minh bạch và phi tập trung của blockchain để tạo nên một nền tài chính mở. Nghĩa là. mọi người đều có thể truy cập và sử dụng mọi nơi, mọi lúc và không chịu sự chi phối của bất kì các nhân hay tổ chức tập trung quyền lực.

Một đặc điểm nổi bật của DeFi chính là sự không ủy thác – “Non-Custodial”. Đây là lí do vì sao mọi người gọi DeFi là tài chính mở.

Sự khác biệt giữa DeFi và CeFi (Tài chính phi tập trung và Tài chính tập trung)

Để hiểu rõ hơn về DeFi, hãy cùng làm một phép so sánh giữa CeFi (tài chính tập trung) và DeFi (tài chính phi tập trung) để thấy rõ những điểm khác biệt nhé.

CeFi là gì?

CeFi – Tài chính tập trung nghĩa là các thành phần trong nền tài chính đó như tổ chức, thị trường giao dịch hay các công cụ đều được quản lý tập trung

Hệ thống tài chính hiện tại cùng nhìn vào hệ thống tài chính hiện tại mà hằng ngày ai ai trong chúng ta cũng phải tuân theo nhé. Chúng ta có chính phủ và các ngân hàng là những bên “thứ 3” điều hành dòng tiền. Mọi giao dịch, mỗi lần nhận lương hay mọi lần thanh toán các hóa đơn chúng ta đều phải thông qua ngân hàng và nhà nước. Thậm chí ngay cả khi startup, chúng ta cũng phải theo những quy định của ngân hàng và nhà nước. Hình thức này được gọi là Centralized Finance hay CeFi (tạm dịch tài chính truyền thống/ tài chinh tập trung).  

Đặc điểm của CeFi

Cách thức hoạt động của CeFi
  • Custodial (Ủy thác – Lưu ký)
  • Permission (Được phép)
  • Trust (Tin tưởng)
  • Centralized (tập trung)

Một số hình thức CeFi trong thị trường tài chính:

  • Central banks (ngân hàng trung ương)
  • Commercial banks (ngân hàng thương mại)
  • Exchanges (các sàn giao dịch)
  • Insurance companies (công ty bảo hiểm)
  • Brokers (môi giới)
  • Payment Gateways (cổng thanh toán)

Hiện nay với nền tài chính tập trung, mọi hoạt động đều thông qua một bên thứ 3, thậm chí ủy thác cho bên thứ 3 đó. Các hoạt động có thể kể đến là gửi tiết kiệm; cho vay; đi vay; giao dịch; thanh toán hóa đơn;…

Bên thứ 3 ở đây là ngân hàng trung ương, chính phủ,…

Phân biệt DeFi và CeFi

Đặc điểm khác biệt lớn nhất giữa DeFi và CeFi là tính ủy thác. Với DeFi, mọi giao dịch DeFi sẽ được thông qua bởi những mã code được lập trình sẵn, hoàn toàn độc lập với ngân hàng và các bên thứ ba. Bằng cách này, DeFi được mệnh danh là tài chính mở, nơi mà mọi người dùng có thể hoàn toàn kiểm soát tài chính của mình không những minh bạc, an toàn mà còn có thể giao dịch cùng mức chi phí phải chăng. 

Phân biệt CeFi và DeFi

Qua ảnh minh họa trên, chắc chắn bạn đã hiểu rằng chính phủ hay ngân hàng trong CeFi sẽ được thanh thế bằng các blockchain phi tập trung. Thêm vào đó, các tài sản của CeFi sẽ được thay thế bằng các token nằm trong hệ sinh thái của blockchain và chúng phi tập trung.

Đặc điểm chính của DeFi thuật ngữ Blockchain

Khả năng tiếp cận tốt  

DeFi có thể được nói là dành cho mọi người, không có sự phân biệt. Trong CeFi, khi người dùng muốn được trải nghiệm hết các dịch vụ, bạn sẽ có những ngưỡng cần vượt qua ví dụ giao dịch phải đạt ngưỡng cao thì mới có thể trở thành khách hàng VIP. Tuy nhiên với DeFi, tính công bằng luôn được đề cao, giúp cho người dùng có thể tiếp cận tối đa các dịch vụ mà DeFi cung cấp với mức phí cực thấp, thậm chí không tốn phí. 

Hơn nữa vì là hệ thống mở, bất kỳ ai có kết nối internet đều có thể dễ dàng tiếp cận và sử dụng DeFi.

Tính bảo mật và riêng tư

Khác với CeFi, bạn không cần cung cấp thông tin cá nhân hay xác minh danh tính khi tham gia DeFi. Đặc biệt là trong việc chuyển tiền, bạn có thể chuyển cho bất kì người nào mà ko cần biết ai là người nhận và người nhận cũng ko biết ai là người chuyển cho mình. Mọi dữ liệu cá nhân của bạn sẽ được bảo mật tuyệt đối.  

Tính công bằng và minh bạch

Dữ liệu các hoạt động thị trường được hiển thị trên hệ thống hoàn toàn bình đẳng và đồng thời cho tất cả người dùng. Thêm nữa, bạn có thể kiểm tra giao dịch bất kì thông qua mã transaction chuyển tiền một cách dễ dàng và ai cũng có thể làm được

Cách thức vận hành của DeFi

DeFi được chạy và vận hành dựa trên công nghệ blockchain mà các mã tiền điện tử thường sử dụng. Blockchain là một cơ sở dữ liệu hay “sổ cái” được sử dụng để phân phối, bảo vệ, và điều hành các giao dịch liên quan tới tiền ảo.  

Trong Blockchain, mọi thông tin về giao dịch sẽ được hệ thống lưu giữ trong những “chiếc hộp” và được kiểm duyệt bởi người dùng. Khi được duyệt thành công, “chiếc hộp” này sẽ được đóng lại và mã hóa; tiếp đó, một “chiếc hộp” khác sẽ được tạo ra và liên kết với mọi thông tin của chiếc hộp trước.  

Hiểu một cách đơn gian hơn thì Blockchain là sự liên kết theo hình thức móc xích (chain) của những “chiếc hộp” thông tin (block). Thông tin trên hệ thống blockchain không thể bị thay đổi vì mọi mảnh thông tin của “chiếc hộp” sau sẽ được link trực tiếp với một chuỗi những “chiếc hộp” trước. Thay đổi thông tin một hộp sẽ ảnh hưởng tới tất cả thông tin của các hộp sau đó.  

Do đó, với công nghệ blockchain, mọi thông tin sẽ trở nên minh bạch và việc hack hệ thống để thay đổi thông tin trở nên “khó hơn lên trời.”  

Ứng dụng của DeFi trong thị trường tài chính

Lending và Borrowing – Hoạt đông vay và cho vay

  • Lenders: Hoạt động cho vay. Sử dụng các tài sản để cho vay với tỷ lệ lãi suất nhất định. 
  • Borrowers: Hoạt động vay tiền. Vay tiền hoặc tài sản và phải trả lãi cho số tiền vay đó

Decentralized Stablecoins

Stablecoin là loại tiền số được thiết kế nhằm giảm thiểu tối đa sự ảnh hưởng của biến động giá. Stablecoin được cố định vào một tài sản ổn định hơn như tiền thật, hàng hóa hoặc có thể một đồng tiền điện tử khác.

Decentralized Insurance

Đây là hình thức bảo hiểm phi tập trung. Tuy nhiên khác với bảo hiểm truyền thống, bảo hiểm trong DeFi sẽ có ba bên.

  • Người mua bảo hiểm: Người bảo vệ tài sản khỏi những rủi ro khi tham gia vào không gian mã hóa hoặc các sản phẩm liên quan.
  • Người đánh giá rủi ro: Người bỏ tiền ra bảo hiểm cho những người khác. Khi người mua bỏ tiền ra mua bảo hiểm thì số tiền này sẽ được chia cho những người đánh giá rủi ro này
  • Người đánh giá yêu cầu bồi thường: Người đánh giá và quyết định xem yêu cầu bồi thường có được chấp nhận không

Decentralized Exchange (DEX) – Sàn giao dịch tiền điện tử

Các sàn DEX cho phép giao dịch mua bán được diễn ra ngang hàng ngay trên mạng lười Blockchain mà không cần thông qua bất kỳ tổ chức trung gian nào

Liquidity Mining

Kiếm lợi nhuận bằng cung cấp thanh khoản cho đồng coin mà họ có cho sàn giao dịch. Đổi lại người cung cấp thanh khoản sẽ nhận được phần thưởng từ sàn (thường là các đồng token quản trị)

Decentralized Oracles

Oracle là hệ thống cung cấp dữ liệu theo thời gian thực cho các blockchain và smart contract. Oracle hoạt động như một nguồn dữ liệu được gửi đến các hợp đồng thông minh. Chúng được phép truy cập vào dữ liệu thực tế nằm ngoài hệ sinh thái blockchain.

Decentralized Derivatives – Hợp đồng phái sinh

Đây là hình thức giao dịch phái sinh phi tập trung dựa trên giá trị của các đồng Crypto. Nghĩa là người dùng có thể giao dịch với nhau dựa trên giá của các đồng Crypto, chứ không phải trực tiếp sở hữu và mua bán các đồng đó.

Synthetic Assets – Tài sản tổng hợp

Đây là loại hình phải sinh mới, đó là các token đại diện kỹ thuật số của các phái sinh.

Kết luận  

Tài chính phi tập trung (DeFi) là một công nghệ tài chính mới có khả năng thách thức với hệ thống tài chính truyền thống (CeFi). DeFi loại bỏ các khoản phí từ ngân hàng và các công ty tài chính. Thay vào đó DeFi thúc đẩy giao dịch tài chính Peer-to-peer (P2P) – một hình thức giao dịch được đánh giá cực kì minh bạc và an toàn. 

Với bài viết này, hi vọng bạn đã có thể nắm được những thông tin cơ bản về thuật ngữ blockchain – DeFi. Có bất kỳ thắc mắc, đừng ngại comment bên dưới để cùng thảo luận nhé!

meta_admin: